Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Xe đạp điện hay hỏng bộ phận nào nhất?

Hiện tại, xe dap dien chia làm hai loại động cơ chính: Loại có cổ góp và loại không có cổ góp. Loại có cổ góp hiện đại hơn, mới hơn nhưng hay bị hỏng hơn. 
Có thể phân biệt bằng cách: Từ động cơ ra có hai dây là loại có cổ góp, còn từ động cơ ra có khoảng 7 dây là loại không có cổ góp. Khả năng thay thế của loại không có cổ góp là rất khó, vì các linh kiện loại này dễ hỏng hơn do chủ yếu là loại linh kiện điện tử. 
Xe đạp điện hay hỏng bộ phận nào nhất?
Xe đạp điện hay hỏng bộ phận nào nhất?
Loại có cổ góp: Thích hợp với xe chạy tốc độ cao, đồng bộ hơn. 

Loại không có cổ góp: Có hiệu suất cao, không phụ thuộc vào độ ẩm, 2-3 năm mới phải thay chổi than một lần (giá chổi than khoảng 10.000). Bộ điều khiển này có thể làm được, loại này phù hợp với xe chạy tốc độ chậm. 
- Trong xe đạp điện, bộ phận hay hỏng nhất là ắc quy, nếu dòng phóng ra của ắc quy luôn giữ ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp thì ắc quy sẽ có độ bền cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng không nên đi hết ắc quy, không nên để ắc quy cạn kiệt mới nạp ắc quy. 
Không nên đi xe khi ắc quy thấp hơn giới hạn cho phép. Nạp điện hàng ngày, kể cả không chạy cũng phải nạp điện, nếu để lâu không nạp điện dễ hỏng ắc quy. Nếu ắc quy đã sử dụng không để quá 3 tháng, ắc quy chưa sử dụng không để quá 6 tháng. Nếu hỏng một ắc quy bên trong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ắc quy còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay cả ba ắc quy (giá thay ắc quy khoảng 700.000-800.000 đồng/bình). 

Nên ngắt dòng điện khi lên quá cao, trong trường hợp phải tải nhiều như lên dốc phải ngắt dòng điện bằng cách đạp. 

Những loại xe được thiết kế bộ điều tốc ở dưới gầm xe rất dễ bị ẩm nước dẫn đến hỏng, do vậy khi mua về nên tháo ra và sau đó nhỏ nến vào tất cả giắc cắm và đầu ra, vào của nguồn điện. 
 Có một điểm chung dễ nhận thấy ở các loại xe đạp điện hiện nay là thời gian sử dụng của ắc quy bị hạn chế, cứ được một vài ngày lại phải sạc, thời gian sạc lại rất lâu. Xe đạp điện lại đòi hỏi phải nạp điện hằng ngày kể cả lúc không chạy để đảm bảo duy trì tuổi thọ của ắc quy. 

Một điểm hạn chế nữa là những chiếc xe đạp điện rất dễ hỏng nếu ở trong môi trường ẩm nước. Nhiều người đi xe đạp điện đã không ít lần phàn nàn, điêu đứng vì con xế của mình chết đứng giữa đường mà không biết sửa ở đâu, bởi nó không phải xe máy, cũng chẳng phải xe đạp. 

Anh Phúc, một người sử dụng xe dien lâu năm, cho hay: Xe mà chết máy thì chỉ có cách… dắt hoặc ngồi đạp thường vì không biết sửa ở đâu. Bản thân anh cũng đã không ít lần phải đẩy xe bộ về nhà. 

Chị Hương cũng đã từng khóc dở mếu dở vì xe chết máy ngay giữa ngã tư, trên đường đi làm, phải đẩy mãi mới có quán nhận sửa chữa hộ nhưng chỉ được một hôm là lại “dở chứng”; đưa đến quán bảo hành nhưng cũng phải mất 5-7 ngày mới được nhận xe về. 

Các linh kiện của xe khó kiếm nên giá khá cao, chỉ tính riêng thay ắc quy cũng đã mất từ 700-800 ngàn đồng. 
Trong thời điểm giá xăng dầu tăng cao, môi trường ô nhiễm vì khói thải xe máy, ô tô, xe đạp điện, xe may dien tot nhat trở thành một sự thay thế đáng mừng trong nhân dân. Tuy nhiên, nếu không sớm có sự cải thiện những khó khăn trên, sớm hay muộn, người yêu xe đạp điện đến mấy cũng đành phải trở lại với phương tiện quen thuộc là xe máy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Powered by Blogger